ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA PHAN RANG - DALAT

Đà Lạt, một thành phố du lịch nổi tiếng, nằm ở độ cao 1500 m trên cao nguyên Langbian. Người Pháp đã khám phá ra điểm du lịch này từ rất sớm. Tuy nhiên, do địa thế tự nhiên nên giao thông gặp nhiều khó khăn. Phương tiện đi lại của hành khách lên Đà Lạt lúc đó chủ yếu bằng ô tô. Điều này hạn chế lớn đến số lượng du khách đến với Đà Lạt.

Ý thức được những khó khăn trên, ngay từ năm 1898, Chính phủ Pháp đã đưa việc xây dựng đường sắt lên cao nguyên Langbian để có điều kiện khai thác hiệu quả một vùng rộng lớn. Gọi là con đường huyền thoại vì đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của Thế giới: một của Việt nam và một của Thụy sĩ. 



Con đường của VIệt Nam kỳ vĩ hơn vì nó vừa dài lại có độ độ dốc lớn hơn con đường của Thụy Sĩ.( VN dài 84 km, trong đó có tới 43 km đường răng cưa; Thụy sĩ chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes)




Con đường sắt răng cưa nối liền Phan Rang - Đà Lạt được bắt đầu thi công vào năm 1908 ( có tài liệu nói sớm hơn vài năm) theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer. Sau nhiều năm gian khổ xây dựng, đến năm 1932 chính thức hoạt động. Phải mất đến một khoảng thời gian dài 30 năm, người Pháp mới kiến tạo được một tuyến đường xe lửa có răng cưa kỳ diệu này (extraordinary cog railway).

Con đường sắt này một thời là cầu nối hữu ích và thơ mộng giữ miền biển Nam Trung bộ với thành phố du lịch Dalat trên cao nguyên Lâm Viên. Nhưng vì chiến tranh giữa miền Bắc và miền Nam nên đến năm 1972 con đường sắt huyền thoại này phải ngừng hoạt động.


Sau khi 1975 lẽ ra người ta phải khôi phục lại con đường sắt đặc biệt quý giá này, thì vào năm 1986 Liên hiệp Đường sắt Việt nam đã cho tháo ray và tà vẹt để phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống nhất. Những đoạn đường ray răng cưa hiếm hoi và giá trị, cùng những cái gì gọi là sắt đều bị người ta bán làm sắt vụn dần dần từ năm 1980- 2004 thì hết sạch ( cả cây cầu đường sắt Đ'ran đẹp như trong tranh cũng bị tháo ra bán nốt!?).


Cứ vậy mà từ một con đường sắt dài gần 100km, nay chỉ còn lại một phần ngắn ngủn là hoạt động, đó là đoạn từ Dalat đi Trại mát.


Tuy nhiên, câu chuyện đau buồn này chưa dừng lại ở đây. Sau khi tuyến đường sắt gần như bị khai tử, thì ngay sau đó Cục Đường sắt Việt Nam đã hạ bút ký bán lại cho công ty DFB của Thuy Sĩ 7 đấu máy hơi nước + một số toa hạng nhất với cái giá rẻ mạt là 650.000 USD. Người Thụy Sĩ vui mừng, họ gọi đây là chiến dịch "Back To Switzerland ". Chiến dịch kết thúc, những người Thụy sĩ khôn ngoan đã mang món hàng quá hời này về nước tu sửa lại. Rồi từ đó những đầu máy hơi nước độc đáo và hiếm hoi này ngày ngày rong ruổi vuợt dãy Alpes, hốt bạc đổ vào túi các ông chủ của công ty DFB! (60 USD/vé).


Trong khi đó ở Việt Nam, tại ga Đà Lạt, chỉ còn lại một đầu máy hơi nước để phơi nắng mưa cùng tháng năm và là chỗ để cho thiên hạ thoải mái leo trèo lên để chụp hình kỷ niệm? Mấy toa tàu hạng bét được kéo bằng đầu máy chạy điện, ngày ngày lọc cọc đưa khách du lịch chạy đi chạy lại từ Dalat đi Trại Mát.


Nguồn tư liệu: https\://www.facebook.com/baochau.nguyen.731135



Hình ảnh nhà ga xe lửa Dalat.
Hình ảnh nhà ga xe lửa Dalat.
 Đậy là một nhà ga được xếp vào loại đẹp nhất Đông Nam Á . Nhà ga được thiết kế giống với hình dáng ngọn núi Lang Bian trên cao nguyên Lâm Viên, đồng thời mang cốt cách giống như các nhà ga ở miền Nam nước Pháp. Đây là kiệt tác của hai KTS Moncet và Reveron.
Nhà ga này được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938 thì hoàn thành.


Đại úy Baudesson và đoàn tùy tùng lên cao nguyên Lâm Viên khảo sát địa hình cho tuyến đường sắt Phan Rang - Dalat những năm 1901-1902.
Đại úy Baudesson và đoàn tùy tùng lên cao nguyên Lâm Viên khảo sát địa hình cho tuyến đường sắt Phan Rang - Dalat những năm 1901-1902.


Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer
Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer
 Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer phê duyệt đường sắt lên Đà Lạt năm 1908.
Toàn quyền Doumer đích thân chỉ đạo quy hoạch, thiết kế và thường xuyên đôn đốc xúc tiến công trình đường sắt Bắc - Nam.

 Việc xây dựng tiến hành rất khó khăn



Độ dốc của nhiều đoạn trong tuyến đường này rất lớn, lên tới 12 phần trăm.( độ dốc tuyến đường ở đèo Furka bên Thụy sĩ tối đa là 11,8 phần trăm )
Để vượt được độ dốc này, người Pháp đã cho nhập loại đầu máy HG 4/4 của Thụy Sĩ là loại tuy cổ nhưng lại có công suất lớn.( bên Thụy Sĩ, để vượt đèo Furka, người ta chỉ cần dùng loại đầu máy HG thôi)



Tiến trình xây dựng tuyến đường sắt Dalat - Phan Rang 1893 -1913 Từ Tháp Chàm (Tourcham) đến Tân Kỳ, 41 Km, hoàn thành và sử dụng năm 1913. 1919 hoàn thành từ Tân Mỹ đến Sông Pha (Krongpha) 1928 hoàn thành từ Sông Pha đến Eo Gió (Bellevue) 1929 hoàn thành từ Eo Gió đến Đơn Dương (Dran) 1930 hoàn thành từ Đơn Dương đến Trạm Hành (Arbre Broye) 1933 hoàn thành từ Trạm Hành đến Đà Lạt Tổng cộng 84 Km từ Tháp Chàm (tourcham) đến Đà Lạt.

Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đặt chân đến Đà Lạt

Paul Doumer, General Governor of Indochina,



Năm 1908 tuyến đường sắt chính thức được khởi công xây dựng. Vì địa hình đồi núi phức tạp, lắm dốc cao, lại phải xây dựng thêm đường răng cưa ở giữa 2 đường trơn, nên việc xây dựng tuyến đường này cực kỳ khó khăn.



43 cây số cuối cùng này nằm trên địa hình núi đồi dốc, Có 3 vị trí phải làm hệ thống đường rày có móc răng cưa và 5 vị trí phải làm đường hầm xuyên qua núi. Tổng cộng công trình xây dựng này mất 30 năm để hoàn hoàn thành 84 cây số đường xe lửa Phan Rang-Đà Lạt.



Ảnh những dân phu Việt Nam và kỹ sư Pháp đang xây dựng đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt.


Đoạn đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn dài hơn 100 km người Pháp chỉ mất 3 năm (1891-1894) nhưng với đường sắt răng cưa từ Tháp Chàm lên Đà Lạt với 84 km đã mất 25 năm(1908-1932), đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa độc đáo nhất thế giới.

Kinh phí xây dựng rất lớn (200triệu Franc Pháp), hàng trăm người đã chết vì bị hổ vồ, sốt rét ác tính hoặc bị tai nạn sập hầm, rơi xuống vực… khi thi công tuyến đường này.
Nhờ có đường sắt, từ Sài Gòn sẽ mất khoảng nửa ngày để đến Đà Lạt, tuyến đường sắt này hoạt động khá nhộn nhịp. Ngoài việc chuyên chở hành khách còn vận chuyển rau, hoa, chè, cà phê và gỗ từ Đà Lạt xuống miền xuôi. Chiều ngược lại thì chở trang thiết bị, vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thiết Đà Lạt, vùng đất mới đầy tiềm năng.

Thế nhưng sau năm 1954, tuyến đường sắt răng cưa độc đáo này nhiều lần đã là mục tiêu tấn công của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam.
Đoàn tàu bị đặt mìn tám lần, hậu quả là một chiếc đầu tàu đã trật đường ray, trong một lần khác, mìn nổ đã tạo ra một hố to cho tới mức đầu tàu đã sụp vào trong hố đó và không chạy được, Sau đó tuyến đường lại được sửa chữa và hoạt động lại
Năm 1967, một nhóm bốn người có vũ trang chặn đoàn tàu chở hàng lại trên đoạn Da Tho (Le Bosquet) và Cầu Đất (Entrerays). Nhóm điều hành đầu tàu bốn người bị bắt mang vào khu rừng gần đó. Tại lần này, tổ lái tàu chỉ bị hỏi cung.

Hai tuần sau đó, cũng chiếc đầu tàu đó và cũng cùng tổ lái tàu đó tiếp tục bị chặn lại ở giữa tuyến Cà Bơ (K’Beu) và Ei Gió (Bellevue). Lần này tổ lái cũng phải rời khỏi đoàn tàu và phải cung cấp thông tin bằng cách nào có thể phá hủy đầu tàu một cách hiệu quả nhất. Ý tưởng đầu tiên của nhóm du kích là muốn cho nổ ở nơi đốt lò. Nhưng người lái tàu đã có thể giải thích cho họ hiểu rằng cho nổ lò hơi trong lúc không có thời gian kịp chạy ra đến một khoảng cách an toàn là một hành động tự sát. Người lái tàu đề nghị cho nổ những thùng dầu được gắn thêm trên tàu, nhưng lại đánh lừa bốn người du kích bằng cách chỉ vào một thùng đựng nước. Do vậy, sau vụ nổ và sau khi nhóm du kích đó rút đi, người lái tàu với máy liên lạc vô tuyến đã có thể gọi một đầu máy khác cộng với quân đội Việt Nam Cộng Hòa tháp tùng bảo vệ đi đến nơi mà mang chiếc đầu tàu hư hỏng nhẹ này về đến Đà Lạt.

Sau sáu tháng sửa chữa, một tổ lái khác đã lái đoàn tàu từ Đà Lạt về Sông Pha và lần này thì đầu máy 40-302 đã bị một quả mìn có sức nổ mạnh tới mức lò hơi của đầu máy đã nổ tung. Ba thợ đốt lò Hữu, Bích và Ngọc bị bỏng nặng và chết ngay tại chỗ. Người lái tàu tên An bị sức nổ hất văng lên một cành cây. Ông thoát chết, “chỉ” bị gãy tay.
Đầu tàu 40-302 bị phá hủy hoàn toàn, sau đó được kéo về Cầu Đất. Tuyến đường sắt răng cưa độc đáo ngưng hoạt động sau đó.

Sau năm 1975, trong lúc thiếu vật liệu để tái xây dựng đường sắt Thống Nhất, đường ray đặc biệt của tuyến đường sắt răng cưa cũng bị tháo dỡ nhằm lấy vật liệu mặc dù không phù hợp. Được chế tạo đặc biệt cho các yêu cầu cao của đường sắt leo núi, ngay từ bu lông đến đai ốc cũng đã khác với vật liệu thông thường rồi. Sau đó chúng bị trộm cắp và mang đi bán sắt vụn.

Rồi đến năm 1990, toàn bộ các đầu máy xe lửa răng cưa hay những gì còn sót lại từ chúng được bán phế liệu về cho Thụy Sĩ (là nước đã sản xuất ra các đầu máy này), chấm dứt mọi hy vọng mỏng manh tái thiết tuyến đường sắt vốn là một kỳ công kỹ thuật độc đáo của người Pháp để lại.
Hai chiếc đầu tàu sau đó đã được người Thụy Sĩ phục hồi và bây giờ vẫn hoạt động đều đặn trên tuyến đường sắt răng cưa leo núi tại Thụy Sĩ (Furka-Bergstrecke).

Phan Ba

Nguồn tham khảo:
https://phanba.wordpress.com/2017/06/16/cau-chuyen-pha-hoai-tuyen-duong-sat-rang-cua-phan-rang-da-lat/#more-9397
http://www.dieselcrew.ch/web/vn/vn.html
http://www.vnafmamn.com/tracing_shangrila.html
https://www.dfb.ch/index.php?id=erleben&L=0





Một đầu kéo hơi nước SLM HG 4/4 đang vận chuyển vật liệu xây dựng tuyến đường sắt răng cưa trên đoạn Bellevue song song với đèo Ngoạn Mục khoảng năm 1930.
Đầu kéo là đầu máy hơi nước chuyên dụng HG. HG: là mã hiệu của đầu kéo dùng cho đường sắt có đoạn có ray răng cưa. Công ty SLM (Schweizerische Lokomotiv Maschinenfabrik - Công ty chế tạo đầu máy xe hoả Thụy Sĩ) ở Winterthur chế tạo loại đầu máy HG này. Công ty CFI (Chemin de Fer de l'Indochine - Công ty Đường Sắt Đông Dương) ở Việt Nam đặt hàng công ty SLM Winterthur Thụy Sĩ để mua đầu máy đặc biệt HG 4/4. Loại đầu kéo hơi nước HG 4/4 này chỉ dùng ở VN. Loại đầu máy này với 4 trục bánh vận hành đồng bộ là kiểu đầu kéo đặc biệt chế tạo riêng cho tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt nhằm đáp ứng cho tàu lưu thông trên vùng có độ dốc trên 12%.
Năm 1990 các đầu máy quý hiếm bị bán rẻ cho Thụy Sỹ.



Đường sắt răng cưa để leo núi chỉ có ở Việt Nam và Thụy Sĩ
Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa (nằm giữa 2 thanh ray trơn) rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo dốc và xuống dốc.





Năm 1932 toàn tuyến đường sắt dài gần 100 km chính thức hoàn thành và được đưa vào sử dung. Đây là tuyến đường sắt răng cưa dài nhất và độc đáo nhất không chỉ của Việt Nam mà là của Thế giới.


Vua Bảo Đại và Toàn Quyền Pháp Rene Robin khánh thành tuyến xe lửa.


Những chuyến tàu thời hoàng kim hối hả đi về giữa Dalat và Phan rang.


Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa (nằm giữa 2 thanh ray trơn) rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo dốc và xuống dốc. Những bánh răng cưa nầy có thể tự điều chỉnh chiều cao phù hợp với độ mòn của các bánh xe mặt bằng.
Ảnh: Một đoạn đèo đường sắt răng cưa thời Pháp thuộc, tuyến Dran - Trạm Hành



Tàu đang qua cầu Đ' Ran.


Tuyến ga xe lửa Tháp Chàm- Đà Lạt


Hành khách trên chuyến xe lửa.
Việc đi lại giữa Dalat cùng vùng cao nguyên với miền biển rất thuận tiện.



Đường sắt răng cưa lên Cao nguyên Lâm Viên (Langbiang).
Là tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, xây dựng từ năm 1908, dài 84 km, đến nay đã bị phá hủy.



Rau quả từ Dalat được đưa lên tàu chuyển về miền biển; ngược lại hải sản, vật liệu xây dựng ...được chuyển lên cao nguyên.
Khi bộ đội miền Bắc tấn công vào, tuyến đường sắt thơ mộng và hữu ích này đã bị gián đoạn.



Sau 1975, đầu máy bị bỏ hoang phế, cỏ mọc cây leo.

Đầu kéo HG ¾ VHX 31-204 nhìn phía sau vào năm 1990 tại Đà Lạt


Đầu máy HG ¾ tại ga Đà Lạt bị bỏ hoang năm 1990
Đầu máy HG ¾ tại ga Đà Lạt bị bỏ hoang năm 1990





Sau năm 1975, chính quyền Hà Nội khôi phục tuyến đường sắt Thống Nhất Sài Gòn – Hà Nội. Do thiếu tà vẹt và đường ray nên cho tháo dỡ đường ray đoạn Sông Pha – Đà Lạt và bổ sung vào những nơi cần thiết của tuyến đường Thống Nhất.
Đây là một sai lầm lớn, bởi vì đường ray xe lửa đoạn Sông Pha - Đà Lạt được chế tạo đặc biệt cho đường xe lửa răng cưa Lang Bian với tính toán kĩ lưỡng về thiết kế cho địa thế dốc.

Để có thể chịu được lực kéo khủng khiếp khi tầu leo núi trong một khoảng thời gian dài nên người Pháp phải làm các ray đỡ bằng loại có chất lượng cao nhất. Ngay cả đến những con ốc và bu lông cũng khác với loại ray xe lửa thường.

Và ta có thể đoán chuyện gì xảy ra! Những đường ray đặc biệt này không thể ăn khớp khi kết nối với loại đường ray ở nơi bằng phẳng. Họ biến chúng thành sắt phế thải, chất đống tại các kho chứa và cưa vụn ra thành sắt vụn.

Công trình độc đáo duy nhất ở châu Á do người Pháp xây dựng suốt 25 năm bị phá tan chỉ sau vài tháng.

Sau khi tuyến đường sắt ngưng hoạt động, các đầu máy quý giá này ( được chế tạo tại Thụy Sĩ ) bị bỏ lăn lóc quanh khu vực ga Dalat.


Đầu kéo HG ¾ VHX 31-204 quý giá do người Pháp mua về từ Thuỵ Sỹ bị bỏ hoang phế tại Đà Lạt năm 1990.

Nguồn: http://hoangkimviet.blogspot.com/2013/04/tu-krong-pha-viet-nam-en-furka-thuy-si_3301.html





Nâng ly uống mừng thương vụ bán các đầu máy Fuka cho Thụy Sỹ, ngày 07 tháng 4 năm 1990

Các đầu máy kéo hơi nước HG 4/4 được sản xuất từ năm 1923 đến 1930 bởi công ty SLM (Schweizerischen Lokomotiv - und Maschinenfabrik) ở Winterthur, Thụy Sĩ. Đầu kéo hơi nước HG 4/4 còn được gọi là “Vierkuppler” - Đầu kéo với 4 trục bánh vận hành đồng bộ.

Nước Pháp đã đặt mua 7 đầu kéo hơi nước chạy đường sắt răng cưa trong thập niên 20 dành cho thuộc địa Đông Dương và sử dụng trên tuyến đường Tháp Chàm - Đà Lạt (Tour Cham - Dalat) tại Việt Nam, là kiểu đầu kéo đặc biệt chế tạo riêng cho tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt dùng với hệ thống đường răng cưa Abt - với sức kéo lên độ dốc trên 120‰ đáp ứng nhu cầu địa lý của vùng cao nguyên miền Trung Việt Nam.
Đó các đầu kéo HG 4/4 độc nhất vô nhị dành cho tuyến đường Tháp Chàm - Đà Lạt không thể tìm đâu ra ngoài ở Việt Nam - được xem là vật hiếm vì công ty SLM chỉ chế tạo 7 đầu kéo kiểu HG 4/4 và công ty MFE (Maschinenfabrik Esslingen), Đức Quốc chế tạo thêm 2 đầu kéo HG 4/4 dựa trên mẩu mã của công ty SLM nhượng quyền. Tất cả 9 đầu kéo này được Pháp mua đem về Việt Nam và không có nơi nào khác trên thế giới.

Trong buổi ký hợp đồng bán các đầu máy, với lãnh đạo Việt Nam, đó là phế liệu. Với Thụy Sỹ, đó là kho báu.

Sau 1975 Chính quyền Việt Nam bán cho Thụy Sĩ ( nơi trước kia chế tạo ra những đầu máy này ) với cái giá rẻ mạt.


Tất cả các đầu máy đều được cẩu gom góp lại và vận chuyển bằng các xe sàn thấp, các đầu kéo được tập trung tại Ga Tháp Chàm, chuyển lên xe hoả về, được bốc dở bằng xe tải tại trạm Sóng Thần đến Cảng Sài Gòn.


Đầu máy xe lửa răng cưa chạy tuyến Phan Rang-Đà Lạt trên đường trở về lại Thụy Sĩ, năm 1990.


Qua khu vực Tháp Chàm.
Băng vải căng trên phía đầu máy ấy, ghi rõ tên chiến dịch “Back To Switzerland”.



Ngay đến cả các khung sườn bị quân miền Bắc nổ mìn phá trước đây cũng bị thu hồi, họ dường như quyết tâm không để lại bất cứ dấu vết gì của đầu máy răng cưa tại Việt Nam


"Vì không có tầm nhìn xa...", người ta đã bán đi một phần hiện vật rỉ sét trên tuyến đường Tháp Chàm - Đà lạt, "họ" nghĩ rằng đó chỉ là những phế liệu không còn giá trị gì nữa, thật ra "họ" đã đánh mất những gì có giá trị trong lịch sử của Việt Nam.

Riêng về người Thụy Sỹ, họ đã tìm ra một kho tàng ngoài dự kiến, không những tìm lại được một vài cổ tầu HG ¾ như họ đã hy vọng, mà còn thêm được những cổ tầu HG 4/4 không tìm đâu ra được trên thế giới.

Ảnh: Các đầu kéo hơi nước Thụy Sỹ mua từ Việt Nam được bốc dỡ ở cảng Hamburg, Đức.



Đầu máy được tháo dỡ cẩn thận, ngay từ khi mua về từ Việt Nam, các nhân viên của hãng đã không bỏ sót bất cứ chi tiết máy nào, họ lục tìm trong xưởng tại Đà Lạt từng chi tiết một.
Các chi tiết được tái tạo lại, họ làm lại từng bản vẽ kỹ thuật của từng chi tiết một để đảm bảo đúng nguyên mẫu



Các kỹ sư đường sắt đã nghỉ hưu nhưng tinh thần và thái độ làm việc cực kỳ nhanh nhẹn và cẩn trọng.


Những đầu máy đã được tập kết về Thụy Sĩ và được tu sửa lại rất hoành tráng!


Và đầu máy đã dần dần hoàn thiện, DFB-9 Gletschhorn (VHX 31-204 cũ)
Và đây, sản phẩm ra lò.



Người Thụy Sĩ tu sửa xong và cho hoạt động


Các đầu máy từ Việt Nam chuẩn bị vượt đèo Furka ở Thụy sĩ.


Rồi rong ruổi trên đất Thụy Sĩ!


Một hầm tàu cũ ở Việt Nam bị bỏ hoang.


Phá dỡ toàn bộ thành sắt vụn.


Cầu đường sắt ở thị trấn Dran bắc qua sông Đa Nhim, Việt Nam chỉ còn lại cái xác trơ trọi.


Bài viết và hình ảnh sưu tầm từ Lịch sử Việt Nam qua ảnh
----


Đọc đến đây, tự nhiên mình thấy chua xótChua xót thay cho một công trình, một tâm huyết của người xưa đã bị hủy hoại.Nhìn cảnh đồng bào ta (Hình những dân phu Việt Nam và kỹ sư Pháp đang xây dựng đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt) phải rất vất vả vượt qua khó khăn địa hình để đóng từng thanh tà vẹt, mang từng tấc sắt lên núi rừng Lâm Viên, trong đó chắc chắn có máu xương bao nhiêu người Việt đổ xuống mà giờ bị hủy hoại không còn gì mà cảm thấy nhói nhói trong lòng. 


dân phu Việt Nam và kỹ sư Pháp đang xây dựng đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt

dân phu Việt Nam và kỹ sư Pháp đang xây dựng đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt
dân phu Việt Nam và kỹ sư Pháp đang xây dựng đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt
Tuy nhiên, cũng cảm thấy may mắn cho những toa tàu độc nhất thế giới đó. Nó đã tìm được chủ mới, đã và đang được trân quý ở một đất nước xa xôi - Thụy Sĩ, nơi nó đang ngày đêm được làm nhiệm vụ của mình, được sống lại thời huy hoàng của nó. Còn hơn là nằm lại ghỉ sét, phơi sương, phơi nắng ở Việt Nam và... bị bán sắt vụn nhưng những thanh tà vẹt, đường ray tay chân với nó.
Thôi thì việc gì ta không làm được thì ta nhường quyền đó lại cho người khác vậy, để những giá trị lịch sử được sống, được mãi mãi trường tồn.






---
Vẫn nhói!

-soiqualang_chentreu-


0 Comments