[Có thể bạn chưa biết]
Thọ Xuân Vương Nguyễn Phúc Miên Định sinh 1810, là con trai thứ 3 của vua Minh Mạng.
Năm 1841 Vua Thiệu Trị ra Thăng Long làm lễ thụ phong của vua Thanh, Thọ Xuân Vương cùng đi theo hầu vua.
Ngày hành lễ, sứ Tàu là Bảo Thanh ngồi trên kiệu đi vào cửa Chu Tước. Như thế là phạm nghi thức điển lễ. Các quan văn võ đứng hai bên rất bất bình nhưng không một ai dám lên tiếng, quan đón tiếp cũng không dám ngăn cản. Thấy nhà vua, Quốc thể bị xúc phạm, Thọ Xuân Vương nổi giận, chỉ vào mặt sứ giả Thanh triều đang ngồi trên kiệu thét lớn: "Nghi thức bang giao không cho phép nhà ngươi ngồi trên kiệu đến trước mặt Hoàng đế Đại Nam. Hãy xuống kiệu ngay lập tức". Sứ Thanh giật mình, xuống kiệu trong sự lúng túng, xấu hổ.
Năm 1841 Vua Thiệu Trị ra Thăng Long làm lễ thụ phong của vua Thanh, Thọ Xuân Vương cùng đi theo hầu vua.
Ngày hành lễ, sứ Tàu là Bảo Thanh ngồi trên kiệu đi vào cửa Chu Tước. Như thế là phạm nghi thức điển lễ. Các quan văn võ đứng hai bên rất bất bình nhưng không một ai dám lên tiếng, quan đón tiếp cũng không dám ngăn cản. Thấy nhà vua, Quốc thể bị xúc phạm, Thọ Xuân Vương nổi giận, chỉ vào mặt sứ giả Thanh triều đang ngồi trên kiệu thét lớn: "Nghi thức bang giao không cho phép nhà ngươi ngồi trên kiệu đến trước mặt Hoàng đế Đại Nam. Hãy xuống kiệu ngay lập tức". Sứ Thanh giật mình, xuống kiệu trong sự lúng túng, xấu hổ.
Lễ tất, nhà vua mở yến tiệc khoản đãi, sứ nhà Thanh từ chối, xin lui về công quán nghỉ ngơi. Thấy vậy các quan lấy làm lo lắng. Có người tâu: Lỗi này là do Thọ Xuân Vương đã lớn tiếng với sứ giả. Vua Thiệu trị nói: "Nghi thức điển lễ bang giao đã đưa trước cho sứ nhà Thanh xem. Tại sao sứ Thanh lại phạm tất? Nếu Thọ Xuân Vương không biết tự trọng, sợ nước lớn thì Quốc thể Đại Nam còn ra gì? Sứ Thanh là người có học đáng lẽ phải biết điều đó. Cớ sao sai phạm rồi còn giận dỗi từ chối khoản đãi? Người mình mà không biết trọng Quốc thể của mình trách gì người ngoài? Các khanh nên xét cho kỹ".
Sau lễ sắc phong vua ban khen Thọ Xuân Vương. Trở về Huế nhà vua thưởng cho Thọ Xuân Vương một viên ngọc có khắc bốn chữ đặc nghị quyền hưu (đặc biệt mãi mãi yêu thương).
Mùa đông Đồng Khánh nguyên niên (1886), Vương mất thọ 77 tuổi. Vua nghe rất thương tiếc, cho nghỉ triều 3 ngày. An táng tại vùng mộ thuộc Dương Xuân, nhà thờ ở Đông Trì, do nhà cũ sửa sang lại.
(Theo Đại Nam Liệt truyện và Những người con của Thánh Tổ Hoàng Đế)
Sau lễ sắc phong vua ban khen Thọ Xuân Vương. Trở về Huế nhà vua thưởng cho Thọ Xuân Vương một viên ngọc có khắc bốn chữ đặc nghị quyền hưu (đặc biệt mãi mãi yêu thương).
Mùa đông Đồng Khánh nguyên niên (1886), Vương mất thọ 77 tuổi. Vua nghe rất thương tiếc, cho nghỉ triều 3 ngày. An táng tại vùng mộ thuộc Dương Xuân, nhà thờ ở Đông Trì, do nhà cũ sửa sang lại.
(Theo Đại Nam Liệt truyện và Những người con của Thánh Tổ Hoàng Đế)
![]() |
Ảnh chân dung Thọ Xuân Vương (1810-1886) |
.Nguồn: Lịch sử Việt Nam qua ảnh
0 Comments